Phân biệt trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp
Bệnh trĩ là một trong những loại bệnh phổ biến hiện nay nhiều người mắc phải, do sự giãn ra quá mức của những đám rối tĩnh mạch ở quanh vùng hậu môn. Trĩ không phải bệnh lý quá nguy hiểm nhưng những ảnh hưởng của nó đem đến cho người bệnh lại không hề nhỏ, thường gây viêm nhiễm và sưng phồng mô tạo cảm giác đau đớn khó chịu vô cùng. Bệnh trĩ chia ra gồm nhiều loại và biến chứng bệnh khác nhau mà đôi khi người mắc bệnh cũng khó có thể dễ dàng phân biệt được mình đang mắc phải loại nào. Bài viết dưới đây sẽ trình bày một số thông tin và khái niệm để mọi người có thể phân biệt trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp một cách thật rõ ràng. Mọi người cùng tìm hiểu nhé!
Tổng quan về trĩ nội
Trĩ nội là gì?
Bệnh trĩ nội là hiện tượng các tĩnh mạch cuối trực tràng bị giãn hình thành nên búi trĩ nổi trên thành niêm mạc. Ban đầu người bệnh sẽ không thể xem hay sờ thấy được cho đến khi bệnh phát triển nặng hơn, búi trĩ sẽ bị trồi ra ngoài khi đi đại tiện. Búi trĩ sẽ co lại vị trí cũ sau khi đi vệ sinh hay có thể dùng tay ấn búi trĩ vào bên trong.
Các cấp độ của trĩ nội
Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ nội:
Do ống hậu môn bị thu hẹp khiến việc đẩy phân ra ngoài bị khó khăn.
Hậu môn bị nóng, lạnh quá mức do tiêu chảy hay táo bón gây ra các kích thích trĩ.
Lười vận động, đi ngoài lâu ra, giảm nhu động ruột.
Phụ nữ mang thai, có khối u ở bụng, phì đại tuyến tuyền liệt,...dẫn đến gia tăng áp lực vùng bụng.
Ăn uống quá no, ngồi xổm trong thời gian dài.
Lười hay nhịn đi vệ sinh quá lâu.
Các cấp độ biểu hiện của bệnh trĩ nội
Cấp độ 1
Ở giai đoạn này, búi trĩ mới hình thành, vẫn nằm bên trong hậu môn nên khó cảm nhận trực tiếp được. Nếu nội soi sẽ thấy được các nốt sần mềm, màu đỏ, đa dạng kích thước hình thành ở niêm mạc trực tràng. Triệu chứng chủ yếu là ngứa ngáy ở hậu môn, khó khăn khi đi đại tiện hoặc có thể đi đại tiện ra cả máu.
Cấp độ 2
Búi trĩ lúc này phát triển với kích thước càng lúc càng to, có thể lòi ra bên ngoài hậu môn và tự co lại sau đó, gây ra chảy máu nghiêm trọng khi đi đại tiện. Nội soi thấy được niêm mạc hậu môn dày hơn với những búi trĩ màu đỏ tím và bắt đầu tiết ra dịch.
Cấp độ 3
Giai đoạn này người bệnh sẽ có cảm giác ngứa rát và cực kỳ khó chịu vì kích thước búi trĩ càng lúc càng to ở niêm mạc hậu môn. Búi trĩ có thể lòi ra ngoài chỉ với các vận động nhẹ mà lần này không tự co vào được nữa.
Cấp độ 4
Đây là giai đoạn nặng nhất của bệnh trĩ nội. Ở cấp độ 4 này, búi trĩ đã sưng phồng lên, trồi ra bên ngoài gây cản trở lưu thông máu dẫn đến tiết dịch nhầy làm ẩm ướt, gây viêm nhiễm hoặc thậm chí là có thể làm hoại tử búi trĩ.
Tổng quan về trĩ ngoại
Trĩ ngoại là gì?
Bệnh trĩ ngoại là hiện tượng búi trĩ hình thành ở ngay bên ngoài rìa hậu môn, dễ thấy rõ và cảm nhận được ở quanh vùng hậu môn kể cả khi búi trĩ còn nhỏ. Người mắc trĩ ngoại thường có cảm giác đau rát từ sớm, đặc biệt là khi có các tiếp xúc bên ngoài, cọ sát với quần áo hoặc ngồi làm việc quá lâu.
Búi trĩ ngoại ở người bệnh
Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ ngoại:
Ít vận động, ngồi nhiều, đứng lâu, mang vác vật nặng.
Táo bón kéo dài.
Ăn nhiều chất xơ, đồ cay nóng, uống các chất kích thích như rượu, bia,...
Ngồi xổm lâu, rặn khi đi vệ sinh,...
Mắc các bệnh như rối loạn tiêu hóa, bệnh đường hô hấp,...
Phụ nữ mang thai.
Dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại
Trĩ ngoại không chia theo từng cấp độ như trĩ nội mà chia ra theo từng thời kỳ khác nhau:
Thời kỳ thứ nhất
Thời kỳ này bệnh mới hình thành nên triệu chứng không nhiều, dấu hiệu nhận biết thường là cảm giác hơi cộm và ngứa rát ở vùng hậu môn.
Thời kỳ thứ hai
Các búi trĩ tĩnh mạch ngoằn ngoèo lồi ra khỏi hậu môn gây đau đớn cho người bệnh mỗi khi đi đại tiện. Trường hợp không vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ rất dễ dẫn đến viêm nhiễm.
Thời kỳ thứ ba
Người bệnh cảm thấy đau đớn, đi đại tiện ra máu do búi trĩ bị tắc nghẹt. Trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến thiếu máu, nứt kẽ hậu môn.
Thời kỳ thứ tư
Kích thước búi trĩ lúc này tăng lên càng lúc càng to gây cảm giác ngứa ngáy và khó chịu càng lúc càng nghiêm trọng. Đôi lúc có thể bị nhiễm trùng gây đau đớn ảnh hưởng cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh.
Tổng quan về trĩ hỗn hợp
Trĩ hỗn hợp là gì?
Trĩ hỗn hợp thực chất là do hậu quả của việc để trĩ nội và trĩ ngoại diễn biến đến giai đoạn nặng hơn mà không điều trị, khiến cho búi trĩ xuất hiện cả bên trong lẫn bên ngoài của ống hậu môn. Trĩ hỗn hợp nếu vẫn không được tiếp tục điều trị có thể sẽ phát triển đến xung quanh thành hậu môn tạo ra trĩ vòng khiến bệnh trở nên hết sức phức tạp và nguy hiểm.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ hỗn hợp:
Rối loạn nhu động ruột dẫn đến táo bón hay tiêu chảy.
Khu vực hậu môn trực tràng có khối u.
Ăn uống không theo chế độ dinh dưỡng, lành mạnh.
Ngồi lâu, ít vận động, mang vác đồ nặng.
Áp lực tâm lý, căng thẳng khi làm việc.
Người cao tuổi hay phụ nữ mang thai.
Dấu hiệu của bệnh trĩ hỗn hợp
Bệnh trĩ hỗn hợp thường diễn biến theo 4 cấp độ như sau:
Cấp độ 1
Búi trĩ nội nằm ẩn phía bên trong hậu môn gây ra xung huyết xuất hiện cùng lúc với búi trĩ ngoại nằm phía bên ngoài rìa hậu môn, nơi tập trung dây thần kinh nên gây ra cảm giác đau. Giai đoạn này các búi trĩ còn nhỏ, khó phát hiện, triệu chứng chủ yếu là đi ngoài ra máu và ngứa rát hậu môn.
Cấp độ 2
Vào giai đoạn này, búi trĩ nội sẽ có tình trạng sa xuống khi người bệnh đi đại tiện, đồng thời búi trĩ ngoại ở bên ngoài hậu môn cũng đã hình thành một đám rối tĩnh mạch bao phủ trong một lớp giả mạc. Biểu hiện chủ yếu lúc này là đi đại tiện ra máu nghiêm trọng, đau nhức vùng hậu môn, hậu môn dễ ẩm ướt kèm theo ngứa rát và có mùi hôi.
Cấp độ 3
Lúc này búi trĩ nội sa xuống lâu ngày và búi trĩ ngoại chính thức liên kết với nhau tạo thành một búi trĩ vô cùng lớn che lấp hậu môn. Triệu chứng giai đoạn này người bệnh đi ra máu trầm trọng, máu thành tia, thành giọt, búi trĩ chảy ra nước kèm mùi hôi khó chịu. Vùng da hậu môn có hiện tượng sưng đỏ, nổi mẩn cùng cảm giác ngứa rát, nếu trong búi trĩ có huyết khối thì người bệnh có thể không thể ngồi ở tư thế thẳng được.
Cấp độ 4
Ở giai đoạn 4 là giai đoạn bệnh đã ở mức báo động, búi trĩ kéo dài từ bên trong ra đến bên ngoài hậu môn. Búi trĩ ở hậu môn xếp thành từng múi, nguy hiểm có thể tiến triển thành trĩ dạng vòng. Các triệu chứng ngày càng diễn biến nghiêm trọng và bắt đầu có những biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe người bệnh.
Búi trĩ hỗn hợp phát triển to "khổng lồ"
Bài viết trên đây đã cung cấp đến độc giả đang quan tâm phần nào kiến thức và khái niệm về phân biệt trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.
Nếu bạn đang có vấn đề hay nghi ngờ bản thân có nguy cơ mắc bệnh trĩ hoặc mắc phải bệnh trĩ nhưng không biết cụ thể là loại nào và đang trong giai đoạn nào thì có thể đến trực tiếp tại phòng khám đa khoa tháng 8 để được tiến hành thăm khám, kiểm tra và điều trị bệnh kịp thời khi mắc phải.
Có thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi qua số HOTLINE tư vấn: 0287.3000.666 hoặc nhắn tin vào khung chat dưới đây.