Bệnh phong ngứa và cách điều trị hiệu quả

Bệnh phong ngứa hiện nay có lẽ không còn là một loại bệnh quá xa lạ với tất cả mọi người. Phong ngứa là tình trạng dị ứng của cơ địa với các tác nhân bên ngoài khiến nhiều người cảm thấy vô cùng khó chịu. Tuy nhiên các triệu chứng của bệnh phong ngứa thường không đặc trưng và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý da liễu khác. Để mọi người có cái nhìn tổng quan cũng như kiến thức nhận biết bệnh da liễu. Chúng ta cùng đến với bài viết sau đây nhé!

Bệnh phong ngứa là gì?

Bệnh phong ngứa hay còn được gọi là bệnh mề đay hoặc mày đay, là hiện tượng da bị nổi nhiều nốt mẩn, sưng đỏ và ngứa ngáy rất khó chịu. Theo nghiên cứu y khoa, người mắc bệnh mề đay do da tiếp xúc với các dị nguyên, khiến hệ miễn dịch phản ứng quá mức và giải phóng hoạt chất Histamin gây ngứa.

Mề đay có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhưng thường gặp nhất là ở trẻ em, phụ nữ có thai, phụ nữ sau sinh, người có làn da hay cơ địa nhạy cảm.

Bệnh phong ngứa chia thành 2 giai đoạn diễn biến chủ yếu sau:

 Giai đoạn cấp tính: Các nốt đỏ mẩn ngứa xuất hiện ít, chỉ xuất hiện đột ngột trong vài giờ hoặc vài ngày rồi sẽ tự biến mất.

 Giai đoạn mãn tính: Tình trạng bệnh kéo dài không hết trên 6 tuần, các triệu chứng diễn biến ngày càng nặng hơn và tái phát nhiều lần.

Nguyên nhân gây ra bệnh phong ngứa

Người mắc bệnh phong ngứa có thể do nhiều nguyên nhân dẫn đến, cụ thể như sau:

 Do thời tiết: Sự thay đổi đột ngột bất thường của thời tiết khiến cơ thể không kịp thích nghi. Từ đó dẫn đến da có tình trạng nổi mẩn gây ngứa ngáy và bong tróc. Khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh cũng có thể gây ra nổi mề đay.

 Do di truyền: Người có người thân trong gia đình bị mắc bệnh phong ngứa thì khả năng sẽ bị mề đay cao hơn người bình thường. Đối với trường hợp của các sản phụ, ăn quá nhiều chất đạm hoặc thực phẩm chứa nhiều chất gây dị ứng thì khả năng sinh con ra cũng có thể sẽ mắc bệnh.

 Do thực phẩm: Do người bệnh có cơ địa nhạy cảm, dị ứng với một số loại thực phẩm có thể dẫn đến tình trạng nổi mẩn ngứa ngay sau khi ăn.

 Do thuốc: Người bệnh cũng có thể bị dị ứng với một số thành phần của các loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc gây mê, thuốc giảm đau, thuốc xương khớp,...

 Do tiếp xúc với dị nguyên: Mắc bệnh nổi mề đay do các tiếp xúc trực tiếp với khói bụi, phấn hoa hay lông động vật,...

 Do nhiễm trùng: Người mắc bệnh nhiễm trùng, bệnh viêm gan B hay C thường dễ có nguy cơ mắc bệnh phong ngứa.

 Do rối loạn nội tiết tố: Những thay đổi đột ngột của hormone khiến cho hệ miễn dịch suy yếu dẫn đến việc thải độc bị kém đi gây ra hiện tượng ngứa ngáy, nổi mề đay ở da,...

 Do chức năng gan suy giảm: Khi chức năng gan, thận kém sẽ khiến độc tố tích tụ trong cơ thể, lâu dần sẽ bộc phát gây nổi mẩn ngứa cho cơ thể.

 Do côn trùng đốt: Một số côn trùng có nọc độc nên khi bị chúng đốt có thể gây ra tình trạng nổi mẩn đỏ.

 Do nhiễm ký sinh trùng: Những loại ký sinh trùng như giun, sán, vi khuẩn cũng có thể gây ra mắc bệnh phong ngứa.

 Do mắc các bệnh lý: Như rối loạn tự miễn, bệnh tuyến giáp, tiểu đường,...

Triệu chứng của bệnh phong ngứa

 Xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ trên da, các nốt này mọc riêng lẻ hay tập trung thành từng mảng có màu hồng, đỏ hay trắng.

 Ban đầu nổi mẩn đỏ chỉ xuất hiện ở một vùng da cố định như cánh tay, cổ, đùi, ngực,...nhưng sau đó có thể lan ra toàn thân.

 Da luôn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, thời gian càng lâu cơn ngứa sẽ càng tăng lên dữ dội dần. Mẩn ngứa nổi nhiều hơn về buổi đêm hay chiều, đặc biệt khi có gió lạnh, cơn ngứa sẽ càng dữ dội.

Những triệu chứng của bệnh phong ngứa

Bệnh phong ngứa gây ra nhiều triệu chứng nguy hiểm cho người bệnh

 Da người bệnh có thể bị khô hoặc bong tróc.

 Vùng da bị tổn thương có cảm giác sưng nóng và vô cùng đau rát. Tình trạng nặng hơn có thể dẫn đến phồng rộp hay nổi mụn nước, một số trường hợp có hiện tượng như khó thở, tụt huyết áp, phù mí mắt hay môi,...

 Các triệu chứng khác kèm theo như mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, hay sụt cân,...

Bệnh phong ngứa có nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bệnh phong ngứa là một loại bệnh da liễu thường thấy, tuy không gây ra nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh nhưng có thể ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và đời sống của người mắc bệnh. Thậm chí, bệnh để lâu không chữa có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm đe dọa sức khỏe như sau:

 Tình trạng ngứa ngáy kéo dài gây ra stress, mệt mỏi và suy nhược cơ thể.

 Người bệnh dễ có tâm lý tự ti, xấu hổ và ngại giao tiếp với mọi người xung quanh có thể dẫn đến nguy cơ trầm cảm.

 Người bệnh có thể bị nhiễm trùng da do việc gãi ngứa quá mạnh dẫn đến da bị trầy xước và viêm nhiễm. Khi lành có thể để lại sẹo rất khó coi.

 Những bộ phận như mí, môi hay bộ phận sinh dục,...có hiện tượng sưng phù, nóng đỏ. Một số trường hợp bị sưng họng, lưỡi gây ra khó thở, tụt huyết áp.

 Tình trạng nghiêm trọng người bệnh có thể bị sốc phản vệ, đe dọa nguy hiểm đến tính mạng nếu không cấp cứu kịp thời.

Người bệnh nếu thấy bản thân mắc phải các triệu chứng của bệnh phong ngứa thì tốt hơn nên đến các cơ sở y tế hay phòng khám chuyên môn để được các bác sĩ chẩn đoán, kiểm tra và hướng dẫn điều trị bệnh hiệu quả. Đặc biệt khi các triệu chứng đã diễn biến nghiêm trọng như sau: nổi mẩn ngứa ngáy kéo dài không khỏi càng ngày càng nặng, các nốt hay mảng ngứa ngày càng lan rộng, vùng da bị tổn thương, xuất hiện mụn mủ, vết loét, ở lưỡi họng phù, cảm giác khó thở, tụt huyết áp.

Cách điều trị bệnh phong ngứa hiệu quả

Hiện nay tại TPHCM người bệnh có thể đến thăm khám và điều trị bệnh phong ngứa được an toàn và hiệu quả tại Phòng Khám Đa Khoa Tháng 8. Đến chữa trị mề đay tại phòng khám, người bệnh trước tiên sẽ được bác sĩ tiến hành các chẩn đoán bệnh để xem mức độ nặng hay nhẹ đồng thời xác định chính xác nguyên nhân gây ra bệnh để có phương pháp giải quyết đúng đắn.

Phòng khám da liễu tháng 8

Phòng Khám Đa Khoa Tháng 8 có chuyên môn trong chữa trị bệnh phong ngứa vô cùng hiệu quả

Các chẩn đoán bệnh được bác sĩ thực hiện là: 

 Khám lâm sàng: Khám lâm sàng dựa vào mức độ, kích thước và hình dáng các nốt sần, tình trạng ngứa nhiều hay ít…mà chẩn đoán bệnh.

 Test tẩy da: Giúp xác định được nguyên nhân gây ra bệnh.

 Xét nghiệm Panel dị ứng: Xét nghiệm máu của bệnh nhân.

 Test huyết thanh: Biện pháp này dùng cho bệnh nhân có tình trạng nổi mẩn ngứa từ 6 tuần trở lên. Tuy nhiên không xác định được nguyên nhân gây bệnh.

 Test thử thách thuốc.

 Xét nghiệm máu và nước tiểu.

Các phương pháp điều trị bệnh phong ngứa:

 Điều trị triệu chứng dị ứng: Nhóm thuốc thường dùng để điều trị là nhóm kháng histamin. Cơ chế hoạt động chủ yếu nhằm giúp ức chế hoạt động của histamin, có tác dụng làm giảm nhẹ các triệu chứng dị ứng như ngứa, nổi mẩn, khó thở,...

 Điều trị viêm: Nếu tác nhân gây ra dị ứng là vi khuẩn, virus thì các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các nhóm thuốc kháng sinh, kháng virus, thuốc hạ sốt để làm giảm nhẹ các triệu chứng dị ứng. Thường chỉ định trong trường hợp phong ngứa đi kèm viêm nhiễm, việc sử dụng thuốc của bệnh nhân nên có sự giám sát và theo dõi của các bác sĩ chuyên khoa. 

Bài viết trên đã trình bày đến người đọc những thông tin liên quan đến bệnh phong ngứa một cách chi tiết và khá đầy đủ. Hy vọng người đọc sẽ có được thêm kiến thức hữu ích cũng như trang bị cho bản năng đề phòng và xử lý bệnh khi gặp phải tình trạng tương tự.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp thêm xin vui lòng liên hệ qua số HOTLINE: 0287.3000.666 hoặc nhấn vào khung chat bên dưới đây.

 
Nội dung bài viết cung cấp nhằm mục đích tham khảo thêm kiến thức y tế, một số nội dung có thể không thuộc nghiệp vụ của phòng khám chúng tôi, cần biết thông tin liên hệ để được tư vấn trực tuyến miễn phí. [TƯ VẤN TRỰC TUYẾN]