Bệnh tổ đỉa: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả
Các bệnh về da liễu thường không gây nguy hiểm nhiều đến sức khỏe người bệnh nhưng những triệu chứng và thương tổn mà chúng gây ra thì không hề dễ chịu một chút nào. Bệnh tổ đỉa là một trong những bệnh da liễu điển hình, có thể gặp ở bất kỳ người bệnh nào. Người mắc bệnh tổ đỉa luôn gặp phải nhiều đau đớn và phiền toái do bệnh gây ra, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày. Vậy bệnh tổ đỉa rốt cuộc nguy hiểm như thế nào? Tại sao lại bị bệnh tổ đỉa? Cách điều trị bệnh hiệu quả như thế nào?
Bệnh tổ đỉa là gì?
Bệnh tổ đỉa (hay có tên gọi khác là chàm tổ đỉa) là một dạng viêm da cơ địa đặc biệt do nhiễm nấm gây ra. Bệnh xảy ra khá phổ biến ở nhiều người, thường tập trung ở bàn tay hay bàn chân. Người bệnh dễ dàng nhận thấy ở những chỗ vùng da bị tổn thương sẽ xuất hiện các nốt mụn nước li ti với đường kính từ 1-2mm nằm rải rác hoặc tập trung thành từng cụm trên da. Những nốt mụn viêm thường mọc sâu bên dưới da, khó vỡ, gây ra nhiều triệu chứng ngứa ngáy khó chịu trong khoảng 3-4 tuần sẽ hết, nhưng nguy cơ tái phát bệnh nhiều lần là rất cao.
Bệnh tổ đỉa có thể chia thành 4 thể khác nhau phụ thuộc vào mức độ tổn thương gây ra:
Thể giản đơn: Đây là thể dễ gặp nhất, gây ra tổn thương với mức độ vừa và nhẹ ở trên da.
Thể nhiễm khuẩn: Giai đoạn này giống với thể giản đơn nhưng vi khuẩn lúc này đã xâm nhập vào da dẫn đến nhiễm khuẩn và xuất hiện mụn mủ.
Thể bọng nước: Các bọng nước to sẽ xuất hiện trên da nếu vùng da người bệnh thường xuyên không được chăm sóc cẩn thận hoặc tiếp xúc với các hóa chất lâu ngày.
Thể khô: Thể này khá đặc biệt, vùng da tổn thương thường không xuất hiện mụn nước mà có hiện tượng đỏ rát, tróc vảy.
Nguyên nhân gây ra bệnh tổ đỉa
Bệnh tổ đỉa không có nguyên nhân gây ra cụ thể, bệnh có thể đến từ các yếu tố sau đây:
Nhiễm khuẩn: Người bệnh thường xuyên làm việc hay sinh hoạt trong môi trường ô nhiễm, phải tiếp xúc với nguồn nước hoặc đất bẩn trong thời gian dài dễ khiến cho vi khuẩn nấm tích tụ trên da gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển gây ra tổ đỉa.
Dị ứng: Người mắc bệnh tổ đỉa cũng có thể là do làn da nhạy cảm với những chất hóa học trong các sản phẩm vệ sinh hàng ngày như xà phòng, chất tẩy rửa,...
Di truyền: Đây là nguyên nhân chính và chiếm tỉ lệ cao trong các ca bệnh về tổ đĩa, khoảng hơn 50% ca bệnh đến từ nguyên nhân di truyền. Người có người thân là bố hay mẹ từng bị tổ đỉa sẽ có khả năng mắc bệnh cao hơn so với người thường.
Sức đề kháng suy yếu: Một số người mắc các bệnh lý mãn tính khiến hệ miễn dịch suy yếu sẽ không có khả năng chống chọi với bệnh tật khiến các tác nhân gây bệnh dễ dàng xâm nhập vào da và dẫn đến bệnh. Một số bệnh làm suy giảm hễ miễn dịch thường gặp là HIV, tiểu đường, bệnh gan, thận,...
Căng thẳng, stress kéo dài cũng có thể khiến sức đề kháng suy yếu làm vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể.
Tác dụng phụ của thuốc: Lạm dụng quá nhiều vào các loại thuốc điều trị bệnh hay sử dụng lượng lớn mỹ phẩm có thể làm cho hàng rào bảo vệ da bị ảnh hưởng khiến cho các dị nguyên dễ dàng xâm nhập vào sâu bên trong cơ thể gây bệnh.
Các nguyên nhân khác: Người bệnh cũng có thể mắc phải tổ đỉa do nhiễm nấm, rối loạn thần kinh giao cảm hoặc do tiếp xúc kim loại, bị mắc chàm cơ địa,...
Dấu hiệu nhận biết bệnh tổ đỉa
Các biểu hiện của bệnh tổ đỉa đôi khi rất giống với những triệu chứng của những bệnh ngoài da khác nên người bệnh tốt nhất nếu phát hiện các dấu hiệu lạ trên cơ thể thì nên đến các cơ sở y tế, phòng khám da liễu để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Một số dấu hiệu chính của bệnh da liễu:
Nổi mụn nước: Ở vùng da bị tổn thương sẽ bắt đầu xuất hiện những nốt mụn nước nhỏ, kích thước dưới 2mm. Các nốt này phân bố chủ yếu ở ngón tay, ngón chân, lòng bàn tay hay lòng bàn chân. Nốt mụn nước mọc sâu bên trong da thành từng đám hay rải rác xung quanh, rất khó vỡ, sờ vào có cảm giác lợn cợn.
Ngứa rát, khó chịu: Người bệnh có cảm giác ngứa rát ở chỗ vùng da bị tổn thương, có lúc dữ dội đôi lúc lại không. Tình trạng ngứa rát sẽ nặng hơn khi người bệnh tiếp xúc với các hóa chất như xà phòng, chất kích thích,...
Nhiễm trùng: Người bệnh ngứa rát có thói quen cào gãi lên da mạnh làm các mụn nước bị vỡ ra dẫn đến trầy xước, tạo thành các vết thương hở gây khô nứt da, đau đớn. Điều này vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong gây nhiễm trùng.
Hình thành các vảy da chết: Dịch mủ chảy ra từ các mụn nước bị vỡ làm xẹp vùng viêm dẫn đến da bị khô lại hình thành nên các vảy da chết rất dễ bong tróc, làm mất thẩm mỹ.
Làm biến dạng móng tay, móng chân: Bệnh tổ đỉa biến chuyển nặng có thể làm viêm hạch bạch huyết gây biến dạng móng. Hạch bạch huyết càng sưng to tình trạng biến dạng móng sẽ càng ngày nghiêm trọng hơn.
Cách điều trị bệnh tổ đỉa hiệu quả
Bệnh tổ đỉa tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh nhưng kéo dài tình trạng không chữa trị cũng như tình trạng bệnh tái phát nhiều lần có thể dẫn đến những biến chứng có hại cho sức khỏe cơ thể, làm mất thẩm mỹ ở da ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh. Nếu bệnh xuất hiện và gây triệu chứng ở chân có thể khiến việc di chuyển trở nên vô cùng khó khăn và người bệnh dễ có nguy cơ bội nhiễm bởi những vết thương nhiễm khuẩn khi gãi cào quá nhiều.
Hiện nay để điều trị bệnh tổ đỉa được hiệu quả, an toàn và nhanh chóng hồi phục thì người bệnh có thể đến phòng khám da liễu tháng tám tại 74D Cách Mạng Tháng Tám, P.6, Q.3 để thăm khám và điều trị với những phương pháp tiên tiến và dịch vụ tốt nhất.
Bệnh tổ đỉa ở mức độ nặng hay nhẹ phụ thuộc vào thời điểm phát bệnh và được điều dưỡng tốt không. Các bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ nặng hay nhẹ ở mỗi giai đoạn mà có cách điều trị phù hợp:
Trường hợp bệnh nhẹ:
Đối với bệnh nhân đang có triệu chứng ở mức độ nhẹ hay trung bình, các bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị tại chỗ. Bác sĩ sẽ tiến hành ngâm vùng da người bệnh vào dung dịch thuốc tím pha loãng theo một tỷ lệ nhất định, sau đó chấm BSI 1-3% vào khu vực da có mụn tổ đỉa.
Ở những vị trí có phần mụn mủ bị vỡ dẫn đến nhiễm khuẩn, bệnh nhân sẽ được cho sử dụng thuốc chống nhiễm khuẩn để bôi vào, nếu những nốt mụn bọng nước thì sẽ được các nhân viên y tế chích vỡ để bôi thuốc.
Để diệt khuẩn và loại bỏ những vùng da bị bệnh, tránh gây lan rộng ra những vị trí xung quanh, các bác sĩ sẽ áp dụng kỹ thuật chiếu tia tử ngoại tại chỗ để điều trị cho bệnh nhân.
Trường hợp bệnh nặng:
Đối với trường hợp bệnh đã chuyển biến nặng, mụn nước có mủ và gây nhiễm khuẩn nặng thì bệnh nhân sẽ được các bác sĩ chỉ định dùng thuốc điều trị. Thuốc được sử dụng thường là những loại thuốc bôi trực tiếp lên da kết hợp dùng với kháng sinh để tăng hiệu quả điều trị làm kháng viêm và khô vết thương. Bệnh nhân cũng có thể được chỉ định dùng các loại thuốc chống nấm dạng kem bôi như Clotrimazole hoặc ketoconazol.
Bài viết cung cấp những thông tin đến người đọc về bệnh tổ đỉa, nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh hiệu quả. Mọi người nên có ý thức phòng bệnh sớm trước khi bệnh chuyển biến sang giai đoạn nguy hiểm hơn.
Nếu có thắc mắc về bệnh cần tư vấn thêm hay muốn liên hệ đặt khám, xin vui lòng gọi đến số HOTLINE trực tuyến của phòng khám là 0287.3000.666 hoặc nhấn vào khung chat bên dưới đây để được hỗ trợ ngay lập tức nhé!