Bệnh vảy nến: nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị hiệu quả

Một trong những bệnh da liễu thường gặp phổ biến hiện nay là bệnh vảy nến, bệnh có nhiều mức độ diễn biến khác nhau xuất hiện ở bất kỳ giới tính hay độ tuổi nào. Bệnh vảy nến không phải là một bệnh lý nguy hiểm nhưng cũng mang đến rất nhiều phiền toái và đau đớn cho người bệnh và khi mắc bệnh để lâu không chữa có thể dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng. Để giúp người bệnh có thêm kiến thức phòng tránh, bài viết dưới đây sẽ trình bày chi tiết về nguyên nhân dẫn đến, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị hiệu quả. Mọi người cùng đọc tham khảo nhé!

Hình ảnh bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến là gì?

Bệnh vảy nến là bệnh da liễu mãn tính, có thể tự biến mất và gây tái phát trở lại. Vảy nến xảy ra khi các tế bào tái tạo da hoạt động nhanh hơn mức bình thường khoảng 10 lần, tốc độ tái tạo này quá nhanh dẫn đến tích tụ và tạo thành những lớp vảy có màu sắc óng ánh ngay trên bề mặt da. 

Bệnh vảy nến là một bệnh lý không gây lây nhiễm và cũng không gây ra tình trạng lây lan từ vị trí này sang vị trí khác trên cơ thể của người bệnh.

Bệnh vảy nến xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào và không trừ một ai nhưng thường khởi phát ở độ tuổi từ 15-30 tuổi, đặc biệt là những người bị nhiễm trùng da hay sử dụng quá nhiều thuốc lá, nghiện rượu.

Nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh vảy nến ở người bệnh là do sự rối loạn đáp ứng miễn dịch giữa trung gian tế bào trong cơ thể và dấu ấn của cytokine. Điều này gây ra hệ quả là các tế bào lympho T có thể nhầm lẫn những tế bào khỏe mạnh thành kẻ thù của mình và tấn công chúng khiến những tế bào khỏe mạnh bị tổn thương.

Ngoài nguyên nhân chính gây ra vảy nến, người bệnh cũng có thể bị mắc bệnh vảy nến do các yếu tố khác gây nên như:

Yếu tố di truyền: Người mắc bệnh vảy nến có thể là do di truyền từ những người thân đã từng mắc bệnh gây ra. Thường biểu hiện thông qua 2 kiểu: vảy nến khởi phát sớm và vảy nến khởi phát muộn.

Vảy nến khởi phát sớm nằm chủ yếu trong độ tuổi từ 16-22 tuổi. Diễn tiến ở giai đoạn khởi phát sớm thường khá bất ổn và có khuynh hướng lan rộng ra toàn thân, kiểu vảy nến này được xác định là có liên quan chặt chẽ đến yếu tố di truyền. 

Vảy nến khởi phát muộn: thường xuất hiện ở độ tuổi từ 57-60 tuổi. Kiểu khởi phát muộn sẽ gây triệu chứng nhẹ hơn, khu trú và ít liên quan đến yếu tố di truyền hơn.

Yếu tố ngoại sinh: Người mắc bệnh vảy nến có thể do tác động của các yếu tố ngoại sinh là yếu tố môi trường. Các yếu tố ngoại sinh có thể kể đến như: chấn thương, stress kéo dài, bỏng nắng, do phẫu thuật, nhiễm trùng da hay sử dụng một số thuốc gây kích ứng da gồm corticosteroid, beta blockers,... sẽ làm khởi phát bệnh ở những người có sẵn yếu tố di truyền tiềm tàng hoặc khiến bệnh trở nên nặng hơn.

Dấu hiệu nhận biết bệnh vảy nến 

Người mắc bệnh vảy nến sẽ thấy xuất hiện triệu chứng chủ yếu là những mảng dày, màu đỏ được bao phủ bởi các vảy trắng hoặc bạc xung quanh. Tuy nhiên, bệnh vảy nến sẽ biểu hiện các triệu chứng riêng đặc trưng tùy thuộc vào vị trí nó xuất hiện và mức độ thương tổn gây ra:

Eyes on Messenger 1.0 Vảy nến thế mảng (vảy nến mảng bám): vảy nến sẽ xuất hiện ở khuỷu tay, đầu gối và ở vùng dưới lưng.

Eyes on Messenger 1.0 Vảy nến mụn mủ: Mụn mủ sẽ xuất hiện ở những vùng da tay và da chân.

Eyes on Messenger 1.0 Vảy nến thế giọt: Loại này thường xảy ra ở những trẻ em bị viêm họng do nhiễm streptococci, triệu chứng là những tổn thương dạng giọt nước xuất hiện khắp cơ thể.

Eyes on Messenger 1.0 Viêm khớp vảy nến: Bệnh gây triệu chứng sưng ở các khớp ngón tay, ngón chân hoặc ở xương sống, đầu gối.

Eyes on Messenger 1.0 Vảy nến móng tay, móng chân: Móng dày lên và xuất hiện những lỗ nhỏ trên bề mặt.

Eyes on Messenger 1.0 Vảy nến da đầu: Ở trên đầu xuất hiện những mảng da dày màu trắng bạc.

Eyes on Messenger 1.0 Vảy nến nếp gấp (vảy nến đảo ngược): Ở những vị trí nếp gấp của da có thể xảy ra tổn thương như: nách, háng, mỏng,...thường là ở những người đang có tình trạng béo phì.

Nếu phát hiện bản thân mắc phải các triệu chứng của bệnh vảy nến cần nên đi đến các cơ sở y tế hay phòng khám chuyên môn để thăm khám và được điều trị sớm, tránh kéo dài không chữa bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm hơn.

Cách điều trị bệnh vảy nến hiệu quả

Trước khi bước vào giai đoạn điều trị, các bác sĩ sẽ tiến hành các biện pháp chẩn đoán bệnh dựa trên quan sát trực quan qua da, móng tay và ở da đầu của bệnh nhân. Nếu các dấu hiệu trực quan không rõ ràng, khó quan sát được, các bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm bằng cách sinh triết mẫu da.

Bệnh vảy nến tuy không gây ra nguy hiểm cho tính mạng người bệnh nhưng bệnh không thể chữa dứt điểm được và có thể tái phát trở lại. Các biện pháp điều trị chỉ có thể giúp làm giảm viêm, kiểm soát tình trạng tăng sinh quá mức của da, giúp người bệnh ngăn ngừa và hạn chế tối đa các biến chứng của bệnh. Việc điều trị bệnh nên tuân theo đúng các chỉ định của bác sĩ, chuyên khoa da liễu để đảm bảo bệnh được điều trị hiệu quả.

Hiện nay, phòng khám da liễu tháng tám ở đường 74 Cách Mạng Tháng Tám, P.6, Q.3 là một trong những nơi điều trị bệnh vảy nến vô cùng hiệu quả, an toàn và uy tín được các chuyên gia y tế đánh giá cao và bệnh nhân từng chữa trị vô cùng hài lòng.

Phòng khám ngày càng nhận được nhiều sự tin tưởng và lựa chọn của người bệnh đến khám vì những phương pháp điều trị tại đây vô cùng hiệu quả:

Eyes on Messenger 1.0 Điều trị tại chỗ: Đối với bệnh nhân có triệu chứng ở mức độ nhẹ hay trung bình sẽ được các bác sĩ tiến hành điều trị tại chỗ nơi xuất hiện những vết thương tổn, có thể kết hợp với các phương pháp khác để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất. Các loại thuốc thoa tại chỗ được sử dụng để điều trị như: corticosteroid, retinoid, hắc ín, anthralin, dẫn xuất vitamin D3, acid salicylic hay ức chế calcineurin.

Eyes on Messenger 1.0 Điều trị toàn thân: Khi bệnh đã chuyển biến nặng, các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị toàn thân. Các loại thuốc được chỉ định sử dụng trong giai đoạn này gồm: methotrexate, sulfasalazine và cyclosporine.

Eyes on Messenger 1.0 Áp dụng quang trị liệu: Phương pháp dùng các tia sáng như tia UVA, UVB, laser để tiêu diệt vảy nến. Những tia tử ngoại (tia UV) sẽ tấn công và làm tổn thương các DNA trong tế bào và loại bỏ các tế bào ở vùng da bị tổn thương.

Eyes on Messenger 1.0 Sử dụng thuốc: Dùng thuốc sinh học có tác dụng ức chế thành phần chuyên biệt trong đáp ứng miễn dịch.

Bài viết đã cung cấp đến người đọc những thông tin cụ thể về bệnh vảy nến gồm định nghĩa y học, nguyên nhân gây ra bệnh, dấu hiệu nhận biết cũng như cách điều trị bệnh hiệu quả.

Nếu có bất kỳ thắc mắc về bệnh cần được tư vấn hoặc muốn liên hệ khám bệnh hãy gọi vào số HOTLINE: 0287.3000.666 hoặc nhấp vào khung chat bên dưới.

 
Nội dung bài viết cung cấp nhằm mục đích tham khảo thêm kiến thức y tế, một số nội dung có thể không thuộc nghiệp vụ của phòng khám chúng tôi, cần biết thông tin liên hệ để được tư vấn trực tuyến miễn phí. [TƯ VẤN TRỰC TUYẾN]